Kinh doanh trên Instagram với 3 bước cơ bản

Instagram đang phát triển nhanh với 1 tỷ người sử dụng mỗi tháng và 500 triệu người hoạt động sôi nổi mỗi ngày. Trong bối cảnh hoạt động bán hàng đa kênh được đẩy mạnh như hiện nay và các kênh online phát triển như một cứu cánh giữa đại dịch Covid-19, Instagram cũng được coi là một kênh bán hàng mà doanh nghiệp nên để mắt tới.

1. Thiết lập tài khoản kinh doanh trên Instagram

Mới đây trong chương trình tổ chức bởi WISE – Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, chị Trần Thị Hương Giang – Giảng viên do Facebook đào tạo, đã có những chia sẻ cơ bản liên quan đến việc bắt đầu kinh doanh trên nền tảng Instagram.

Việc đầu tiên một người cần làm là thiết lập tài khoản cá nhân, sau đó chuyển tài khoản cá nhân này sang tài khoản kinh doanh. Nguyên nhân cần chuyển đổi là do tài khoản kinh doanh sẽ giúp người bán nhận số liệu liên quan đến bài đăng theo thời gian thực, nhận các thông tin cụ thể về người xem như họ là ai, bao nhiêu tuổi, đến từ quốc gia nào,…

Chị Giang cho biết tài khoản Instagram kinh doanh sẽ có nhiều tính năng mà tài khoản cá nhân không có như thêm đường link website, số điện thoại, email mua hàng,…

Chị cũng lưu ý khi đặt tên hiển thị và username (phần trên đường link sau dấu @) người bán cần lựa chọn tên vừa ngắn gọn, vừa dễ hình dung với khách hàng. Ngoài thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh, nhiều doanh nghiệp còn thêm địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà nẵng,… để khách hàng biết doanh nghiệp ở đâu.

Phần hình ảnh đại diện là một điểm cần để ý. Ví dụ với một shop bán kem, ngay trên ảnh đại diện sẽ là hình ảnh cây kem để khách nhìn vào sẽ biết đây là thương hiệu bán đồ ăn, và cũng là một cách gợi nhớ đặc trưng để không lẫn sang các shop khác.

kinh-doanh-tren-instagram-voi-3-buoc-co-ban

Chị Giang gợi ý một tip hiệu quả với các shop mới bán trên Instagram đó là nên tham khảo xem các đối thủ khác đang post bài, sử dụng hình ảnh, video,…thế nào.

“Có 1 tip là thường xuyên follow đối thủ cạnh tranh thì khách hàng có thể sẽ nhìn thấy bạn khi họ truy cập trang đối thủ. Bởi vì bạn sẽ nằm trên dải thông tin được gợi ý riêng cho họ, và đây cũng là cách để bạn có thêm khách hàng mới”.

2. Làm nội dung

“Bạn chỉ có 2-3s để lôi kéo khách hàng nên cần có nội dung sáng tạo, đẹp mắt để giữ chân họ ở lại”, chị Giang nhìn nhận và đưa ra một số gợi ý về nội dung trên Instagram như sau:

– Cảnh hậu trường: Nếu là đơn vị cung cấp trang phục theo kiểu hand-made, ngoài sản phẩm cuối cùng, bạn có thể quay video nhanh giới thiệu về quy trình sản xuất. Khách hàng sẽ tò mò về sản phẩm cuối cùng nhưng họ cũng thích tìm hiểu các công đoạn phía trước, ví dụ cách làm một chiếc bánh gato, một món nước ép,…

– Câu chuyện nhân viên đồng hành cùng doanh nghiệp: Trong giai đoạn Covid-19 đang diễn ra như thế này, có thể chia sẻ lý do vì sao nhiều nhân viên sẵn sàng giảm lương, ở lại gắn bó cùng doanh nghiệp để đưa sản phẩm ra thị trường

– Sử dụng đạo cụ hỗ trợ: Trong các bức ảnh, video, có thể tận dụng các sản phẩm lấy từ kho hàng để tạo ra những tác phẩm sáng tạo, ví dụ như chụp ảnh với các thanh gỗ, thanh tre, tấm phông nền có sẵn, các mẫu decal dán,…

Mới đây trong chương trình tổ chức bởi WISE – Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, chị Trần Thị Hương Giang – Giảng viên do Facebook đào tạo, đã có những chia sẻ cơ bản liên quan đến việc bắt đầu kinh doanh trên nền tảng Instagram.

– Hình ảnh tương phản: Những bức hình có ánh sáng tương phản, bố cục theo kiểu cân xứng, bố cục chéo,…sẽ dễ thu hút người xem dừng lại tìm hiểu thêm về doanh nghiệp và câu chuyện phía sau. Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên cũng là lựa chọn tốt. Nếu có điều kiện, bạn hay mang sản phẩm ra ngoài trời, chụp dưới thời điểm nắng nhẹ, ảnh sẽ có màu đẹp mà không cần đèn hắt sáng như trong nhà.

3. Các kỹ thuật và thủ thuật khác

– Trên Instagram có nhiều công cụ để tối ưu hóa nội dung bài đăng, ví dụ như bộ lọc chỉnh sửa ánh sáng, các định dạng đặc biệt như video kiểu boomerang, time-lapse, story

– Stories trên Instagram là tính năng khá hấp dẫn. Những gì chia sẻ trong phần này sẽ biến mất sau 24h nên doanh nghiệp có thể đăng nhiều nội dung mỗi ngày mà không sợ khách hàng cảm thấy nhàm chán hay bị ‘dội bom’ liên tục

– Hashtag trên các bài đăng: Nên sử dụng từ 5-10 hashtag trong mỗi bài đăng để nhóm các thông tin liên quan lại với nhau. Các hashtag có thể liên quan đến ngành hàng, thương hiệu hoặc shop có thể tự tạo cụm hashtag của riêng mình. Tuy nhiên cần tránh dùng quá nhiều hashtag để bài viết bị đánh giá là spam và làm giảm tương tác.

Theo digimarkvn

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

nhung-goi-y-kinh-doanh-online-mua-dich-hieu-qua-hien-nay
Kinh doanh online trong mùa dịch
Trong những ngày giãn cách xã hội, để hạn chế ra đường người dân đã quen với việc mua sắm qua các kênh...
kinh-doanh-am-thuc-khach-hang-mua-hay-thue-mon-an-cua-ban
Kinh doanh ẩm thực: Khách hàng mua hay thuê món ăn...
Câu chuyện của mũi khoan từ giáo sư kinh tế đại học Harvard: “người ta mua mũi khoan 3 inch của bạn?...
Kinh doanh online trong mùa dịch
Kinh doanh ẩm thực: Khách hàng mua hay thuê món ăn của bạn?
Những kênh quan trọng tăng doanh thu khi kinh doanh nhà hàng
9 chức năng khi thực hiện Content Marketing giúp tạo ra khách hàng tiềm năng
Ba mục tiêu quan trọng của chiến dịch Content Marketing cho công ty của bạn
Triển khai Content Marketing hiệu quả với 10 bước cơ bản
Marketing 4P - chưa bao giờ lỗi thời để áp dụng
Giải pháp marketing hiệu quả giúp tăng doanh thu và giảm chi phí tiếp thị
Phương pháp tiếp thị nội dung tạo ra cơ hội bán hàng hiệu quả
Lưu ý khi thiết kế website nhà hàng Đà Lạt
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x