Marketing nông nghiệp là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào trong nông nghiệp? Làm sao để có chiến dịch Marketing nông nghiệp thành công? Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với rất nhiều tiềm năng phát triển lớn, có thể vươn xa thị trường.
Tìm hiểu về Marketing nông nghiệp
Không phải là một thuật ngữ bình thường chỉ đơn giản là những giải pháp trong nông nghiệp. Mà Marketing nông nghiệp được hiểu một cách toàn diện là bao trùm tất cả các dịch vụ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nông nghiệp từ nông trại đến tận tay khách hàng. Và quá trình này bao gồm rất nhiều yếu tố:
- Xây dựng kế hoạch trồng trọt
- Thực hiện kế hoạch
- Thu hái
- Đóng gói
- Vận chuyển
- Lưu trữ và phân phối.
Nói chung, Marketing trong nông nghiệp là một loại cụ thể của Marketing mậu dịch liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Theo quan niệm truyền thống thì đây là mọi hoạt động của chủ kinh doanh nông nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu bán được nông sản hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp với mục đích có lãi. Còn theo quan niệm hiện đại thì Marketing nông nghiệp là quá trình thực hiện mọi hoạt động nhằm đạt mục tiêu của một chủ thế kinh doanh nông nghiệp thông qua việc đoán trước các nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó điều khiển dòng nông sản hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng và của nhà kinh doanh. Để đạt được thành công trong Marketing nông nghiệp cần hiểu được tầm quan trọng của nó cũng như có giải pháp tối ưu nhất.
Tầm quan trọng của Marketing nông nghiệp
Đã qua rồi cái thời “cây nhà lá vườn” trồng gì ăn nấy hay chỉ mua ở những phiên chợ xung quanh. Với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp, kéo theo sự tiến bộ vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp. Sự đa dạng và chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện giúp cho con người có thể thưởng thức những “của ngon vật lạ” từ khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng với người tiêu dùng đây là tin tốt, còn với nông dân thì thách thức đặt ra rất lớn, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu liệu có giúp cho sản phẩm nông nghiệp của chúng ta có được chỗ đứng vững chắc hay không.
Khách quan mà nói, ngoài thử thách lớn, thì người nông dân vẫn có rất nhiều cơ hội để đưa sản phẩm của mình giới thiệu đến bạn bè quốc tế, thu lại được nhiều lợi nhuận khủng và đều đặn hơn. Muốn đạt được thành công rực rỡ đó không thể thiếu vắng chiến dịch Marketing trong nông nghiệp.
Vai trò của Marketing nông nghiệp ngày nay có tính chất quyết định trong quản lý sản xuất nông nghiệp. Đây là công cụ kinh doanh đắc lực với những vai trò cơ bản như: Nghiên cứu thị trường hàng hóa nông sản và thị trường yếu tố đầu vào của sản lượng nông nghiệp. Xây dựng thị trường chiến lược hàng hóa nông sản, lập kế hoạch và chiến lược cũng như chiến thuật kinh doanh trong nông nghiệp. Tổ chức tiêu thụ nông sản phù hợp với nhu cầu khách hàng để thu lợi nhuận cao, ổn định.
Marketing nông nghiệp giúp xác định được khách hàng mục tiêu có vai trò quyết định đến kinh doanh nông nghiệp. Tìm cách tiếp cận và chinh phục khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Kinh doanh theo định hướng và đảm bảo được tính hệ thống trong kinh doanh nông nghiệp.
Đóng vai trò chức năng nghiên cứu thị trường nông sản hàng hóa và thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, phân tích tiềm năng, nhu cầu tiêu dùng… Marketing nông nghiệp dự đoán triển vọng phát triển, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh. Thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng khắp mọi nơi. Từ đó thu lợi nhuận trên có sở phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại. Tăng năng suất và chất lượng nông sản, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các loại hình sản xuất, dịch vụ, đào tạo nguồn lực…
Bí quyết nào để chiến dịch Marketing nông nghiệp thành công?
Nghệ thuật Marketing nông nghiệp luôn đòi hỏi phải kết hợp giữa rất nhiều yếu tố mới có thể thành công như mong đợi. Trong số đó, phải kể đến những yếu tố như:
Cải tiến thương hiệu
Đây là bí quyết hàng đầu trong Marketing trong nông nghiệp mà các nhà Marketing luôn chú trọng. Điều đầu tiên có tính chất quyết định là thương hiệu. Tại sao nông sản chúng ta vẫn chưa thực sự được coi trọng như các nước khác trong khu vực mặc dù các sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam như gạo, cà phê, hồ tiêu,… hoặc các sản phẩm nông nghiệp như phân bón NPK, phân bón hữu cơ… nhưng các thương hiệu từ Việt Nam vẫn chưa được phổ biến và biết đến nhiều trên thị trường quốc tế. Thương hiệu chính là kết tinh của tất cả các giá trị sản phẩm. là lời cam kết dâu sắc nhất về chất lượng. Mang hình ảnh và giá trị kết tinh các sản phẩm đến với người tiêu dùng trên cả nước và thế giới.
Việc cải tiến thương hiệu được nhà nước chú trọng khi có chương trình hỗ trợ “mỗi nhà nông một website” hợp tác với các công ty thiết kế website. Bắt đầu với việc xây dựng thương hiệu, các nhà Marketing nông nghiệp có kinh nghiệm phải nên bắt đầu từ các bước cơ bản sau:
- Nghiên cứu giá trị nền tảng, tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của doanh nghiệp, sản phẩm và thương hiệu
- Nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường nông nghiệp
- Nghiên cứu khách hàng mục tiêu và tiềm năng
- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
- Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi. Hệ thống niềm tin trong tổ chức kinh doanh là cơ sở quyết định đến văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức
- Cá nhân hóa thương hiệu
- Xây dựng cấu truc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cạnh tranh của thương hiệu
- Lịch sử hóa thương hiệu cùng tài sản thương hiệu
- Đăng ký chứng nhận thương hiệu trong nước và quốc tế để tăng sức thuyết phục cho thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu phải đi kèm với sản phẩm chất lượng…
Bên cạnh đó, phải thiết lập cho mình kênh thông tin để theo dõi sát sao các biến động của thị trường.
Thay đổi cách tiếp nhận thông tin của nông dân
Đây cũng là cách để thực hiện chiến dịch Marketing nông nghiệp hiệu quả sau xây dựng thương hiệu. Trên thực tế, nông dân chúng ta thường tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực Marketing nông nghiệp qua cách truyền thống. Do vậy đôi lúc thông tin mà họ nhận được thưc sự không hề chính xác. Vì thế, doanh nghiệp cần phải có các giải pháp, kế hoạch khác để truyền tải và tiếp cận nông dân, các website nông nghiệp với thiết kế web chuẩn SEO như website phanbonhalan.com sẽ giúp người nông dân dễ dàng tiếp cận và tham khảo đầy đủ các thông tin và kiến thức liên quan.
Tương tác với những khách hàng lẻ qua điện thoại di động
Với sự phát triển không ngừng nghỉ và sự lên ngôi của thiết bị di động ngày nay thì việc tương tác với những khách hàng lẻ qua điện thoại di động thật sự là điều nên làm trong chiến dịch Marketing nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lại chú trọng điều này và thường có xu hướng bỏ qua việc tương tác với các khách hàng lẻ trong Marketing nông nghiệp bởi họ sợ tốn chi phí giao dịch. Do vậy mà hiệu quả Marketing không cao. Với việc hỗ trợ qua internet và sms sẽ giúp các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí không đáng có. Ngoài ra nó còn giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp nhiều hơn qua các tin nhắn cập nhật thông tin sản phẩm.
Tối ưu hóa quy trình vận chuyển
Marketing nông nghiệp không thể thiếu việc tối ưu hóa quy trình vận chuyển. Vận chuyển đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến thành công của chiến lược. Tuy vậy, đây là khoản phí rất khó tính toán. Nên để tiết kiệm chi phí tối ưu, doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch từ trước. Nhằm đảm bảo được sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm và dự trù được các chi phí phát sinh. Có thể liên kết với một công ty vận chuyển nào đó lâu dài cũng chính là giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa hơn chiến dịch Marketing.
Khi Marketing nông nghiệp được xem là một thị trường khá mới mẻ trong nông nghiệp. Nhưng cũng đầy tiềm năng để phát triển trong tương lai không chỉ tại Việt Nam mà còn cả thế giới. Có thể nói, vai trò quan trọng của Marketing Online trong nông nghiệp là vô cùng to lớn. Vì vậy, nước ta nên có sự đầu tư kĩ lưỡng hơn vào lĩnh vực này. Và nhân tố quan trọng cần đầu tư chính là những người làm Marketing nông nghiệp, những agency tương lai cần học hỏi nhiều hơn nữa kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên thế giới.
Theo e-zoneonline