Tác động của COVID-19 đến các chiến dịch marketing là gì? Bài phân tích sau đây sẽ giúp bạn cũng như các doanh nghiệp nhìn nhận được những khía cạnh khách quan của thị trường kinh doanh hiện nay. Đặc biệt là trong chiến dịch quảng cáo tiếp thị, marketing giữa mùa covid.
Điểm nổi bật
Đại dịch toàn cầu coronavirus (COVID-19) đã dẫn đến những thay đổi đối với ngân sách chi tiêu cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và truyền thông… Buộc các doanh nghiệp và cá nhân phải đánh giá lại tư duy của họ về các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị hiện tại cũng như trong tương lai để duy trì nguồn thu nhập ổn định.
Khi các doanh nghiệp đang loay hoay tìm giải pháp phù hợp cho trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, thì tương lai sẽ thúc đẩy sự thay đổi của thị trường, gia tăng cạnh tranh; phát triển nhu cầu về các phương pháp tiếp thị sáng tạo và tích cực.
Trong lúc các doanh nghiệp thích ứng và tìm ra cách quảng bá sản phẩm/dịch vụ giữa cuộc khủng hoảng COVID-19, chính phủ cũng đang giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh lừa đảo tiềm ẩn để bảo vệ người tiêu dùng, giám sát các chiến dịch tiếp thị tích cực và chấm dứt các trò gian lận tận dụng Covid-19. Với việc các cơ quan quản lý đã có định hướng ngăn chặn các quảng cáo và tiếp thị lừa đảo, không công bằng hoặc lạm dụng Covid, thì doanh nghiệp phải tiếp cận chiến dịch tiếp thị một cách thận trọng với ngôn ngữ và hình ảnh được sử dụng. Đặc biệt là tiếp thị trên mạng xã hội.
Tình hình hiện tại và những thách thức cho chiến lược kinh doanh thời kỳ COVID-19
Khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm: khách sạn, hàng không, du lịch và bán lẻ. Và một số ngành khác như: năng lượng, dệt may, thiết bị vận tải, đồ nội thất và trang thiết bị máy móc, các sản phẩm kim loại chế tạo.
Tỷ lệ khách đến khách sạn ở mức dưới 20%; du lịch hàng không giảm gần 95% so với cùng kỳ năm 2019. Các ngành công nghiệp có một số tăng trưởng gồm: thực phẩm, hóa chất, điện tử, nhựa và các sản phẩm cao su.
Tác động của COVID-19 đến các chiến dịch Quảng Cáo khiến nhiều doanh nghiệp đang đánh giá lại vấn đề chi tiêu của họ cho hoạt động này. Đồng thời, tập trung nỗ lực quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại nhằm tạo ra một luồng quan tâm và khoản chi tiêu bền vững từ người tiêu dùng, để doanh nghiệp duy trì đủ lợi nhuận từ chi tiêu cho truyền thông.
Trong lúc các công ty đang vật lộn không biết tương lai sẽ như thế nào, thì một số vấn đề được đặt ra hàng đầu là:
- Làm thế nào để duy trì thương hiệu khi thị trường và ngành công nghiệp được cải tổ lại sau Covid-19
- Có nên phát triển sản phẩm mới phù hợp với “thực tế mới” hay không?
- Làm thế nào để đối phó với bối cảnh cạnh tranh khi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng về cơ bản bị thay đổi
Những vấn đề này đặt ra một số câu hỏi cốt lõi liên quan đến tính bền vững và hoạch định chiến lược:
- Làm cách nào để một doanh nghiệp lớn và đáng tin cậy như nhà hàng, quán ăn, công ty du lịch…có thể phát triển một chiến lược kinh doanh hiệu quả khi chính phủ chưa áp dụng các tiêu chí thống nhất về thời điểm cho doanh nghiệp hoạt động trở lại?
- Làm thế nào để các thương hiệu quảng bá sản phẩm/dịch vụ giữa cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể gây được tiếng vang với người tiêu dùng?
- Làm thế nào để một thương hiệu “giao tiếp” với người tiêu dùng một cách hiệu quả sau Covid-19?
- Ngoài truyền thông, thì làm thế nào để một thương hiệu thu hút người tiêu dùng tăng cường chi tiêu cho các sản phẩm?
Tác động của Đại dịch COVID-19 đối với Quảng cáo và Tiếp thị
Nhiều bộ phận tiếp thị và quảng cáo sẽ phải đối mặt với thách thức. Đòi hỏi cần có sự tư duy lại về các chiến thuật kinh doanh và marketing để ứng dụng trong thời kỳ hậu covid hay giai đoạn bình thường mới. Điều này có nghĩa là:
- Phải đối phó với sự thay đổi của thị trường do tác động kinh tế đến tất cả các lĩnh vực công nghiệp;
- Phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một gia tăng trong bối cảnh “bình thường mới” của người tiêu dùng và xã hội;
- Phải tìm cách phát triển bền vững;
- Đánh giá và lựa chọn định hướng hoạt động giữa thị trường nhiều thách thức
- Phân tích vấn đề uy tín thương hiệu;
- Xác định các sản phẩm và dịch vụ mới tiềm năng, cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng;
- Tập trung vào các chiến dịch tiếp thị sáng tạo và chiến lược quảng cáo mục tiêu;
- Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách hiệu quả.
Những yếu tố trên ngày càng trở nên quan trọng hơn vì hệ quả tác động của COVID-19 đến các chiến dịch Quảng Cáo. Nhiều doanh nghiệp đã “quy hoạch” lại khoản chi tiêu của họ cho việc tiếp thị có mục đích; tiếp thị dựa trên sứ mệnh; và tiếp thị liên quan đến nguyên nhân để thỏa mãn tối ưu nhu cầu tìm hiểu thông tin/ mua sản phẩm của người tiêu dùng. Vì người tiêu dùng đang dần ưa chuộng và chuyển hướng sang hình thức online.
Ví dụ:
- 45% người tiêu dùng toàn cầu đang dành nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội.
- Xem video trực tuyến tăng 26%, lưu lượng truy cập trò chơi trực tuyến tăng theo cấp số nhân trên máy chủ của một công ty viễn thông.
- Và…số lượng người tiêu dùng sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến và giao hàng hóa thiết yếu đã tăng đáng kể.
Do đó, nhiều thương hiệu có thể tìm cách tối ưu hóa các phương pháp tiếp thị bằng marketing online. Mục tiêu ứng dụng tốt hơn sự gia tăng của các giao dịch trực tuyến và sự hiện diện thương hiệu với người tiêu dùng.
Mẹo thiết thực với những sáng kiến quảng cáo và tiếp thị trong đại dịch COVID-19
Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải thật sự khéo léo, sử dụng giải pháp tiếp thị có tâm và đồng cảm với hoàn cảnh của người tiêu dùng. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc điều chỉnh chiến dịch tiếp thị và tiến trình nội dung đã lên lịch; đánh giá ngôn ngữ và hình ảnh được sử dụng trong quảng cáo; tài liệu tiếp thị cũng như nhận thức được những sự lo lắng của người tiêu dùng tại thời điểm này để đưa ra giải pháp phù hợp.
Với những tác động của COVID-19 đến các chiến dịch Quảng Cáo; doanh nghiệp cũng phải xem xét kỹ trước khi phát hành ấn phẩm quảng cáo marketing; hoặc các tài sản trí tuệ khác để tuân thủ khung quy định thích hợp cho thị trường thực tại.
Để đạt được điều đó, các thương hiệu phải trả lời một số câu hỏi:
- Làm cách nào để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình giữa cuộc khủng hoảng COVID-19 theo cách gây được tiếng vang với người tiêu dùng?
- Làm thế nào để giao tiếp với người tiêu dùng một cách hiệu quả sau thời kỳ hậu Covid và yếu tố “bình thường mới” trở lại?
- Nên sử dụng những người có ảnh hưởng nào để quảng bá thương hiệu ở thời điểm hiện tại và trong tương lai? Ai là “anh hùng” mà chúng ta có thể “vỗ tay”?
- Có thể tham gia vào những hoạt động khuyến mại nào trong số định hướng sau: (1) quảng bá thương hiệu; (2) giải quyết tồn kho; và (3) thúc đẩy một…”lý do chính đáng” nào đó??
Sử dụng Phương tiện Khuyến mãi (Rút thăm trúng thưởng, Cuộc thi và Quà tặng)
Hình thức trò chơi rút thăm trúng thưởng và các cuộc thi đã bị “bỏ quên” bởi COVID-19 chỉ vì các doanh nghiệp đang tiết kiệm chi phí; và không muốn “bỏ nhỏ” trước những ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên, họ lại quên rằng, việc tổ chức rút thăm trúng thưởng, các cuộc thi và quà tặng trên nền tảng online sẽ góp phần mang đến cho doanh nghiệp cơ hội thu hút được nhiều người tiêu dùng trong thời gian dịch bệnh.
Ví dụ: các doanh nghiệp nhà hàng, nhà bán lẻ… đang phải chịu tác động của COVID-19 đến các chiến dịch Quảng Cáo. Nhưng họ có thể tặng người tiêu dùng thẻ quà tặng có hạn sử dụng sau khi dịch bệnh kết thúc. Hoặc tặng thẻ quà tặng mua hàng hóa giá ưu đãi cho nhân viên y tế tuyến đầu. Những điều này sẽ góp phần làm tăng thiện chí và lòng trung thành của khách hàng.
Thẻ quà tặng
COVID-19 đã buộc nhiều doanh nghiệp và nhà hàng phải đóng cửa hoặc cung cấp dịch vụ hạn chế (bán mang về) cho khách hàng của họ. Trong những nỗ lực bù đắp thu nhập bị mất, các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc bán thẻ quà tặng cho người tiêu dùng để sử dụng trong hiện tại hoặc tương lai. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua hàng thời kỳ “bình thường mới” sau Covid. Về cơ bản, doanh nghiệp sẽ có thể nhận được một “khoản vay” nhỏ từ người tiêu dùng trong thời Covid-19.
Cụ thể, việc sử dụng thẻ quà tặng cho phép các thương hiệu duy trì dòng thu nhập trong thời gian kinh doanh khó khăn.
Tuy nhiên, các nhà phát hành thẻ quà tặng phải nhớ tuân thủ luật thẻ quà tặng. Cam kết đảm bảo quyền lợi thực cho khách hàng. Nếu không, chiến thuật này sẽ là con dao hai lưỡi nếu doanh nghiệp của bạn thiếu uy tín.
Khuyến mãi bán hàng từ thiện, hợp tác thương mại và tiếp thị với các bên liên quan
Với hàng triệu cá nhân trên khắp thế giới đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo bản năng thì các doanh nghiệp sẽ muốn giúp đỡ cộng đồng. Hợp tác thương mại, còn được gọi là chiến dịch tiếp thị ngày càng phổ biến để doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của họ. Cùng với đó là xây dựng các giải pháp chung sức cùng xã hội vượt qua Covid.
Theo vivucontent